Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các loại bài trong Master Duel bao gồm những gì. Đồng thời ở phần này, các Duelist từng bị châm chọc là "no read player", sẽ cải thiện thêm kĩ năng đọc bài của mình trong 1 trận Duel căng thẳng.
Master Duel: Rule Book - Phần 3: Các loại bài
Những phần được đề cập trong bài hướng dẫn này:
Đọc bài
Bài quái thú - Monster Cards
1. Tên lá bài
Tên của các lá bài được hiển thị ở đây. Nếu tên của một lá bài được nhắc lại trong văn bản của hiệu ứng, thì nó sẽ được nhắc đến trong dấu ngoặc kép ("tên") chẳng hạn như Dark Magic Curtain và Dark Magician. Nếu tên của một lá bài trùng với tên của lá bài khác, nó được coi là cùng một lá bài và được áp dụng cho giới hạn ba bản sao trên mỗi bộ bài.
2. Level - Cấp độ (Lvl)
Số sao hiển thị ở đây thể hiện Level của quái vật. Thông thường, Level càng cao, quái vật càng mạnh. Đối với Quái vật Xyz, những ngôi sao này được hiển thị từ phía bên trái và thay vào đó được gọi là "Rank".
3. Attribute - Thuộc tính
Nói chung, thuộc tính không quan trọng lắm trong nhiều trường hợp, nhưng một số hiệu ứng bài có thể hạn chế bạn ở một thuộc tính cụ thể hoặc chỉ có thể cho phép bạn sử dụng một số thuộc tính nhất định để sử dụng cho hiệu ứng.
4. Type - Loại bài
Tương tự như Thuộc tính, Loại bài là một yếu tố được cấp cho quái vật. Một số hiệu ứng yêu cầu một số Loại bài nhất định để kích hoạt hiệu ứng. Nếu một con quái vật có bất kỳ khả năng nào, nó cũng sẽ được hiển thị bên cạnh vị trí như ở đây: (Ex. Effect).
5. Số series của lá bài
Con số này chỉ liên quan đến những lá bài vật lý nhưng được sử dụng cho mục đích nhận dạng và phân loại. (thường trong Master Duel sẽ không có).
6. Các chỉ số: Tấn công - ATK & Phòng thủ - DEF
Những con số này đại diện cho cả điểm ATK và DEF của quái vật. Những con số này được sử dụng khi chiến đấu hoặc trong khi sử dụng một số hiệu ứng. Nói chung, chỉ số càng cao thì càng tốt!
7. Mô tả thông tin của lá bài
Tất cả các hiệu ứng bài được viết trong ô này, cách sử dụng chúng và khi nào bạn có thể sử dụng chúng. Hiệu ứng cho (hầu hết) lá bài được viết bằng ngôn ngữ được gọi là Văn bản giải quyết hiệu ứng lá bài hoặc PSCT (Problem-Solving Card Text). Từ ngữ về các hiệu ứng là rất cân nhắc và sẽ không có ý nghĩa kép đối với chúng - về cơ bản, những lá bài làm những gì chúng nói là chúng làm. Các hiệu ứng sẽ được trình bày chi tiết trong phần Đọc hiệu ứng. Nói chung, hiệu ứng quái vật không thể được sử dụng khi quái vật úp mặt trên sân. Quái vật bình thường không có hiệu ứng mà thay vào đó là văn bản tùy chỉnh không ảnh hưởng đến game.
Thuộc tính bài
Bài Ma pháp & Cạm bẫy - Spell & Trap Card
1. Tên lá bài
Tương tự với bài quái vật, tên sẽ được hiển thị ở đây. Hãy nhớ rằng các lá bài có tên giống nhau được coi là cùng một thẻ và được giới hạn ở tổng số ba bản sao, chẳng hạn như Umi và Lemuria, the Forgotten City!
2. Type - Loại bài
Đừng nhầm lẫn với các Loại Quái vật, Loại bài được hiển thị - cùng với màu của lá bài - sẽ phân biệt giữa Bài Phép hoặc Bài Bẫy. Bài Phép sẽ có Biểu tượng Ma pháp và Cạm bẫy sẽ có Biểu tượng Cạm bẫy.
3. Biểu tượng
Biểu tượng hiển thị bên cạnh chữ [Spell/Trap Card] sẽ xác định loại Ma pháp hoặc Cạm bẫy đặc biệt (nếu có). Các biểu tượng này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần Spells/Traps.
4. Mô tả thông tin của lá bài
Tương tự như với Quái vật hiệu ứng, Ma pháp & Cạm bẫy đều có hiệu ứng. Nhớ đọc kỹ thông tin của lá bài để biết cách sử dụng lá bài đó nhé!
5. Số series của lá bài
Một lần nữa, là dành cho mục đích sắp xếp và thu thập và trong game không có.
Biểu tượng bài
Tổng kết
Và đó là kết thúc Phần 3: Các loại bài. Hi vọng YGO Việt Nam
có thể giúp các newbie, cũng như các duelist khác có thể hiểu thêm về
Master Duel. Như đã nói, bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn như: Yu-Gi-Oh! Rule Book v10, YGOrganization, Yu-Gi-Oh! Official Website, Yugipedia và nguồn chính là từ MasterDuelMeta.
Đơn vị đồng hành:
https://yugioh.com.vn/